Người phụ nữ khuyết tật 'không đầu hàng' số phận
22-06-2017 | 14:35 GMT+7
Thanh Niên Online Mới lên 3 chị bị sốt bại liệt. Vào lớp 1 được ba, mẹ cõng đến trường nhưng chị chỉ theo được đến hết tiểu học. Nhưng với những nỗ lực phi thường, chị đã vượt qua được số phận.
Đó là trường hợp của chị Mai Thanh Nhàn, 39 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH MTV TMSX Thanh Nhàn, trụ sở tại ấp Thái Hòa, xã An Thái Đông, H.Cái Bè, Tiền Giang.
“Gia đình tôi rất nghèo. Ba tôi làm thợ cắt tóc, mẹ chỉ ở nhà chăm con. Tôi là chị của 3 đứa em, 2 trai, 1 gái. Do nghỉ học quá sớm nên khi có điều kiện là tôi tiếp tục học Anh văn, vi tính. Nhưng điều kiện ở nông thôn, hoàn cảnh khuyết tật, nên việc học rất khó khăn. Mỗi khi tôi đi học thì ba mẹ hoặc chú, cô phải thay phiên cõng”, chị Nhàn chia sẻ.
 
Người phụ nữ khuyết tật 'không đầu hàng' số phận - ảnh 4
Đọc xong, ông giám đốc chuyển thư xuống nhà máy. Hai ngày sau, người phụ trách gia công mời chị tới trao đổi. “Thật ra lúc đầu phía công ty không muốn ký hợp đồng vì chưa tin vào năng lực của tôi. Vì lúc ấy tôi hoàn toàn chưa có tay nghề và kinh nghiệm gì về may mặc”, chị Nhàn cho biết.
Tuy vậy, phía công ty vẫn để hở một cánh cửa, rằng nếu chị chuẩn bị được các điều kiện ban đầu như nhà xưởng, mua sắm thiết bị, tuyển được lao động, thì sẽ ký hợp đồng.
Người phụ nữ khuyết tật 'không đầu hàng' số phận - ảnh 5
Thế là chị tiến hành ngay việc xây dựng nhà xưởng, mua sắm thiết bị với chi phí ban đầu gần 400 triệu đồng. Trong đó, chị “gõ cửa” Ngân hàng chính sách xã hội và được hỗ trợ vay một nửa, 200 triệu đồng. Số còn lại chị huy động từ người thân cùng với vốn tích lũy khi làm gia công đan lát lục bình. Chị nói vui: “Chấp nhận cho vay nhưng tôi nghĩ là mấy chú cũng phập phồng. Vì lỡ tôi làm mất vốn thì việc truy cứu trách nhiệm với người khuyết tật cũng hơi khó”.
Do có người quen ở Công ty CP Sao Mai (Đồng Tháp), sau khi tuyển được lao động, chị nhờ giúp đỡ bằng cách gửi 30 người tới học nghề. Và sau 4 tháng chuẩn bị, cuối năm 2006 chị chính thức khai trương xưởng may.
Chị Nhàn tâm sự: “Hợp đồng gia công đầu tiên không lớn, nhưng được vậy là quá mừng. Nhờ sự tạo điều kiện của Công ty Dệt Phong Phú nên khởi đầu thuận lợi. Bắt đầu từ doanh số mỗi tháng vài chục triệu đồng, xưởng may ổn định và phát triển dần”.
Người phụ nữ khuyết tật 'không đầu hàng' số phận - ảnh 6
Không chỉ vượt khó, tạo lối thoát cho riêng mình. Hiện công ty của chị Nhàn sử dụng gần 100 lao động địa phương, có việc làm ổn định, với thu nhập bình quân từ 3-4 triệu đồng/tháng. Doanh số lúc cao nhất đạt từ 700 triệu đến 1 tỉ đồng một tháng.
Khởi đầu từ hai bàn tay trắng, năm ngoái chị đã mua thêm thửa đất trị giá 5 tỉ đồng để mở rộng xưởng may, đồng thời nhập 200 thiết bị chuyên dùng với giá bình quân từ 5-15 triệu đồng mỗi thiết bị. Để duy trì việc làm cho công nhân, có những hợp đồng dù không có lợi nhuận, chị vẫn chấp nhận.
Người phụ nữ khuyết tật 'không đầu hàng' số phận - ảnh 7
Giữa tháng 4.2017, khi dự hội nghị biểu dương người khuyết tật tỉnh Tiền Giang, thấy có ông chồng cõng vợ đi họp đang ngồi nghỉ mệt ở ghế đá, chị Nhàn tới gần hỏi thăm và gửi cái danh thiếp.
Cách nay hơn một tháng người đó điện thoại, cho biết gia đình ở huyện Tân Phú Đông, hoàn cảnh nghèo, mỗi ngày người chồng phải cõng vợ đi chặt sả thuê. Gặp lúc mưa gió, rất khó khăn.
Người phụ nữ khuyết tật 'không đầu hàng' số phận - ảnh 8
Chị Lê Thị Hóa vui vì có việc làm ổn định, không còn phải nhờ chồng cõng đi chặt sả thuê.
Nghe vậy, chị kêu vợ chồng cùng đứa con gái 15 tuổi (đã nghỉ học) dọn tới công ty. Chị bố trí chỗ ở, cấp xe lăn cho người vợ, tạo điều kiện việc làm phù hợp cho cả vợ chồng. Đứa con gái thì bắt đầu học nghề. Người phụ nữ khuyết tật đó tên Lê Thị Hóa, năm nay 40 tuổi.
Hoàng Phương

Tin liên quan
Đăng nhập
Đăng ký tài khoản tại đây
Việc làm người khuyết tật

Thống kê số lượng tin tuyển dụng

Bảo vệ, vệ sĩ 6
Biên / phiên dịch 7
Điện - điện tử 43
Du lịch / Nhà hàng - khách sạn 18
Giáo dục - đào tạo 5
Hành chính nhân sự 160
Kinh tế 174
Lao động phổ thông 250
May mặc / Giày da 106
Máy tính / CNTT 258
Ngành khác 193
Nghệ thuật 6
Phục vụ, tạp vụ, giúp việc 20
Quảng cáo / Marketing 20
Tài xế , lái xe / Giao nhận 7
Thời vụ / bán thời gian 44
Thực phẩm / dịch vụ ăn uống 27
Tiếp thị / Truyền thông 134
Xây dựng 6
Xây Dựng / Bất động sản 5
Y tế 5

Thống kê truy cập

Hiện đang online :467
Hôm nay : 787
Trong tuần : 8049
Trong tháng : 63808
Tổng truy cập : 3103489


Mạnh thường quân

THÔNG TIN TÀI KHOẢN TIẾP NHẬN HỖ TRỢ
Số Tài Khoản:
0021 1000 0835 9002
Tại NH TMCP Phương Đông
CN TP.HCM - PGD Tú Xương

Công ty Cổ phần Quốc tế Viễn Tín 392 Trần Hưng Đạo, phường 2, quận 5 thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 2.000.000 đồng

Công ty TNHH Bon La Mode 153B Hoàng Sa,phường Tân Định, quận 1, thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 5.000.000 đồng cho Ngày hội việc làm năm 2017

Cơ sở Hoàng Hoa 193 Phạm Phú Thứ, phường 11, quận Tân Bình thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 20 hộp bông mai vàng và 1.000.000 đồng

Viện Máy Tính Việt Nam 178-180 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 200.000 đồng

Công ty TNHH Bảo Chi Lâm 65/22/8 đường số 5, khu phố 6, phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, thành phố Hồ Chí Minh ủng hộ 200.000 đồng


phu lieu may mac